Kết quả tìm kiếm cho "em Néang Dưm"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 14
Với phương châm hành động “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, “Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”, “Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”, phong trào thi đua "Dân vận khéo" ở An Giang đã tiếp tục phát huy tích cực. Từ đó, lan tỏa, được cấp ủy cơ sở, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, Nhân dân nhiệt tình hưởng ứng.
Về ấp An Thạnh, xã Lê Trì (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), chúng tôi không chỉ ngạc nhiên về quá trình “thay da đổi thịt” ở từng làng quê, mà còn học tập tấm gương vượt khó thoát nghèo, vươn lên phát triển cuộc sống của người phụ nữ kiên cường Phạm Thị Thuận. Với nghề may áo mưa gia công, chị Thuận cải thiện kinh tế gia đình, tạo việc làm ổn định, thường xuyên cho chị em lối xóm.
Cho rằng người anh giả mạo giấy tờ, sang tên làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) chiếm đoạt tài sản, ông Dương Hoàng Tâm (ngụ khóm Vĩnh Chánh, phường Châu Phú A, TP. Châu Đốc) gửi đơn đến cơ quan chức năng nhờ can thiệp.
Về ấp Vĩnh Hạ (xã Vĩnh Trung, TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang), hỏi tên dì Hai Sáth, ai ai cũng biết. Bởi bà luôn dành tình yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ gia đình, chị em phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer phát triển, xây dựng gia đình hạnh phúc, ấm no, tiến bộ.
Là lực lượng nòng cốt trong quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh An Giang đã triển khai toàn diện, đồng bộ biện pháp công tác biên phòng, góp phần lớn vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.
Từ năm 2013 đến nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã An Cư (huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) không ngừng phát triển mô hình "Cổ phần tài chính tự quản" (viết tắt là VSLA - tín dụng tiết kiệm). Đây là chương trình của tổ chức CARE, được đơn vị áp dụng thành công, phù hợp với điều kiện địa phương, giúp nhiều chị em ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế gia đình.
Thông thạo tiếng Khmer, Lê Văn Hiếu (Lê Văn Dũng, sinh năm 1968, không có nơi cư trú nhất định) nảy sinh ý định lẻn vào các bệnh viện khu vực TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang) tìm kiếm những người biết nói tiếng Khmer đến điều trị bệnh để hỏi mượn tiền. Qua nhiều lần thực hiện, Hiếu bị cơ quan chức năng phát hiện và xử phạt tù.
Hướng đến cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026, thực hiện theo quy định của pháp luật, Báo An Giang trân trọng đăng tải nội dung chủ yếu trong chương trình hành động của 15 người ứng cử ĐBQH khóa XV tại tỉnh An Giang về những cam kết nếu được cử tri tín nhiệm bầu làm ĐBQH.
Nhiều năm qua, vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã mang lại hiệu quả rõ rệt đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trong tỉnh.
Thực hiện nhiệm vụ vận động, hỗ trợ phụ nữ sáng tạo, khởi nghiệp phát triển kinh tế, ngay từ đầu năm, Hội Phụ nữ cơ sở đã chủ động khảo sát nắm bắt nhu cầu số hộ phụ nữ nghèo, lập danh sách và xây dựng kế hoạch hỗ trợ. Trên cơ sở chú trọng phát huy nội lực và phối hợp vận động các nguồn lực xã hội để hỗ trợ hộ phụ nữ chủ hộ nghèo thoát nghèo bền vững theo chuẩn nghèo đa chiều, đảm bảo cuối năm 2019 có 183 hộ phụ nữ nghèo làm chủ hộ thoát nghèo.
Lê Minh Trung (sinh năm (SN) 1990, ngụ ấp An Bình, xã An Thạnh Trung, Chợ Mới) và Chau Nát (SN 1998, ngụ ấp Tô Lợi, xã Cô Tô, Tri Tôn) cùng ngồi tù vì giở trò đồi bại với bé gái 5-6 tuổi. Đáng phẫn nộ hơn, nạn nhân là con gái của người chủ thuê mướn bị cáo làm công hoặc được tin tưởng nhờ bị cáo trông giữ dùm.
Trong đời sống đương đại, nghệ thuật biểu diễn dân gian đã trở thành vốn tài sản quý giá. Không đồ sộ như kho tàng văn hóa các tỉnh đa dân tộc nhưng An Giang vẫn tự hào vì có các loại hình nghệ thuật cổ truyền đặc sắc đã từng ghi dấu thành tích khi “đem chuông đi đánh xứ người”.